CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HAFUCO
Hotline

Nguyên nhân khi đi bơi bị nước vào tai và cách xử lý đúng

04/01/2021 09:12 UTC - Lượt xem: 166764
Bơi lội là hoạt động thể thao dưới nước được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bơi lội dưới nước, chính là nguyên nhân khiến cho...

Bơi lội là hoạt động thể thao dưới nước được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bơi lội dưới nước, chính là nguyên nhân khiến cho nước bị vào tai. Nếu không được xử lý đúng cách, có thể gây ngứa ngáy, ù tai, thậm chí là nhiễm trùng. Vậy phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

 

Cách xử lý nước vào tai khi đi bơi

 

Nước vào tai khi đi bơi là gì?

 

Cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hay cổ họng là điển hình của việc nước bị mắc kẹt trong tai. Kèm theo đó vấn đề về thính giác và âm thanh nghe giống như bị nghẹt. Đi bơi cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến vấn đề này.

Thông thường, chúng ta vẫn hay để tình trạng này tự biến mất theo thời gian hoặc xử trí sai cách. Tuy nhiên, điều này lại cực kỳ nguy hiểm, nó có thể gây những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe cũng như nguy cơ bị viêm nhiễm bên trong bộ phận này.

 

Tại sao khi bơi dễ bị nước vào tai

 

Tại sao khi bơi dễ bị nước vào tai?

 

Nguyên nhân chính khiến cho nước dễ bị vào tai là do bộ phận này không được bảo vệ triệt để khi đi bơi. Khi đó, nước sẽ xâm nhập vào tai, tồn động và mắc kẹt vào bên trong ống tai. 

Nước đọng trong tai ban đầu chỉ gây khó chịu. Nhưng nếu nước không tự thoát ra hoặc không xử lý ngay thì rất dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm phát triển. Và gây ra tình trạng viêm, sưng tấy hay nguy hiểm hơn là chứng viêm tai ngoài cấp tính.

 

Những đối tượng dễ bị nước vào tai khi bơi

 

#1. Người bị eczema

 

Eczema – bệnh viêm da ở lớp nông của da xảy ra do các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa. Nên đây là đối tượng có nguy cơ bị nước vào tai và viêm tai cao hơn.

 

#2. Người có tiền sử bị viêm tai

 

Nước hồ bơi vào tai có nguy cơ khiến cho những người có tiền sử bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nên cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân mình.

 

Đối tượng dễ bị nước vào tai khi bơi

 

#3. Trẻ em dưới 3 tuổi

 

Bởi ở độ tuổi này bộ phận tai của trẻ vẫn còn yếu, chưa thể ngăn cản hoàn toàn được sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Vì vậy, trẻ em dưới 3 tuổi chưa nên cho đi bơi, bởi đây cũng là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm các bệnh viêm tai giữa cấp.

 

Cách xử trí khi bị nước vào tai đúng cách

 

Trong tai luôn có một chất sáp không thấm nước được gọi là ráy tai. Khi bạn vô tình để lọt nước vào thì lượng nước này cũng sẽ tự động chảy ra ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp nước không thoát được, ở lại trong tai quá lâu sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu. Dưới đây là một số cách xử lý khi nước vào tai:

Cách 1: Dùng khăn mềm lau khô phần bên ngoài, sau đó dùng tăm bông thấm nhẹ nhàng bên trong lỗ tai, cho đến khi tai không còn nước đọng.

 

Dùng bông tai thấm nước bị vào tai đúng cách

 

Cách 2: Sử dụng máy sấy tóc để sấy khô tai. Thực hiện như sau: Bật máy ở chế độ thấp nhất rồi hướng máy về phía tai, để cách xa khoảng 30cm. Kéo dái tai xuống và di chuyển máy sấy lên xuống. Điều này sẽ giúp bay hơi lượng nước mắc kẹt ở trong tai.

 

 

Dùng máy sấy khô nước bị vào tai

 

Cách 3: Nằm nghiêng về bên tai có nước trong vài phút để nước tự động chảy ra ngoài. Bạn có thể để một chiếc khăn mềm dưới tai để lau khô.

Cách 4: Nghiêng đầu sang bên tai bị nước vào, nhẹ nhàng kéo dái tai xuống. Điều này sẽ giúp ống tai thẳng ra và nước chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

 

Nghiêng đầu thoát nước vào tai

 

Cách 5: Pha loãng dung dịch hydrogen peroxide với nước. Mỗi lần dùng, nhỏ từ 3-4 giọt dung dịch vào trong tai. Sau 2-3 phút, nghiêng đầu về bên tai bị nước vào để chất lỏng thoát ra.

 

Cách phòng ngừa nước vào tai khi bơi

 

#1. Chuẩn bị đầy đủ trang phục bơi

 

Trước khi đi bơi nên phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết để tránh bị quên. Bên cạnh quần áo bơi, kính bơi nên chuẩn bị cả khăn mềm, mũ bơi, nút ống tai để tránh cho nước lọt vào bên trong tối đa.

 

Chuẩn bị đầy đủ đồ chuyên dụng cần thiết trước khi đi bơi

 

#2. Bơi ở môi trường nước sạch

 

Để tránh bị nhiễm khuẩn tai, hãy lựa chọn những địa điểm bơi sạch sẽ, đảm bảo. Bởi, nước không đạt tiêu chuẩn, có số lượng vi khuẩn cao nên có thể dẫn đến bị nhiễm khuẩn, gây bệnh cho người bơi.

 

#3. Lau khô và vệ sinh tai sạch sẽ

 

Sau khi bơi, nghiêng đầu sang hai bên cho nước thoát ra ngoài. Sử dụng khăn mềm lau khô phần nước còn đọng lại. Sau đó, rửa lại và vệ sinh tai bằng dung dịch muối loãng hoặc thuốc nhỏ tai để tránh được nguy cơ bị nhiễm khuẩn hoàn toàn.

 

#4. Vệ sinh ráy tai

 

Ráy tai có tác dụng bảo vệ tai khỏi các nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập. Bộ phận này sẽ đẩy nước và không cho phép nước tồn đọng trong ống tai. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo ráy tai luôn sạch, không bị tắc nghẽn. Nếu tình trạng này xảy ra nặng, hãy nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa để giải quyết nhanh chóng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Nguyên nhân khi đi bơi bị nước vào tai và cách xử lý đúng”. Hy vọng với những chia sẻ trên của Hafuco, sẽ giúp bạn đọc có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích để đảm bảo an toàn nhất cho bản thân khi đi bơi.

 

Nội dung: Thietkebeboi.com

 




Bài xem nhiều