Nên làm gì trước và sau khi bơi để tốt cho sức khỏe
Bơi lội là một môn thể thao ngày càng được nhiều người yêu thích bởi những lợi ích tuyệt vời mà bộ môn đem lại. Tuy nhiên, bạn đã biết những điều nên làm trước và sau khi bơi chưa? Hãy theo dõi những lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi đi bơi nhé.
Lợi ích của việc bơi lội
Bơi lội là một hình thức vận động toàn thân, nâng cao sức khỏe, phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ con cho tới người lớn. Đây là môn thể thao giúp ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện chiều cao, cân nặng cực kỳ hiệu quả.
#1. Tốt cho hệ tim mạch
Khi được thả mình nhẹ nhàng xuống dưới làn nước trong xanh, mát mẻ chính là giái pháp tốt giúp giải tỏa mọi căng thẳng. Bơi lội giúp cơ thể được massage nhẹ nhàng, máu lưu thông dễ dàng và cơ tim được hoạt động tốt hơn.
Bơi lội đều đặn 3 – 4 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 30 – 60 phút sẽ giúp hạ đường huyết đối với những người bị huyết áp cao. Ngoài ra, bơi lội còn là phương pháp hữu hiệu giúp làm giảm cholesterol xấu có trong máu.
#2. Mang lại vóc dáng cân đối
Khi đi bơi, hầu hết các nhóm cơ ở trên cơ thể bạn đều sẽ hoạt động, do đó lượng mỡ thừa sẽ bị đốt cháy. Chính vì vậy, nếu muốn vóc dáng của mình trở nên cân đối, săn chắc và dẻo dai hơn thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Ngoài ra khi hoạt động dưới nước, toàn bộ cơ thể của bạn phải làm việc liên tục, các khớp xương tay, chân, cột sống sẽ giúp kéo giãn hết cỡ. Điều này giúp cơ xương được phát triển và tăng chiều cao một cách hiệu quả.
#3. Tốt cho xương khớp
Đi bơi thường xuyên cũng là cách giúp cho xương khớp trở nên linh hoạt, chắc khỏe hơn. Nó giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị những bệnh về xương khớp mãn tính cực kì hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi bơi lội cơ thể cần phải thực hiện đúng tư thế, lưng duỗi thẳng, các cơ xương khớp hoạt động dẻo dai, giúp phòng các bệnh cong vẹo cột sống, làm giảm đau lưng, đau gối một cách tối đa.
Nên làm gì trước khi bơi
Trước khi bắt đầu cho một buổi bơi lội, cần phải chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
#1. Thoa kem chống nắng
Da bạn có thể bị bắt nắng ngay cả khi ở trong nhà, bởi vậy nên việc dùng kem chống nắng là rất cần thiết, đặc biệt là khi bơi tại các bể bơi ngoài trời. Kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ da của bạn tránh khỏi tia UV gây nguy cơ ung thư da. Ngoài ra, làn da của bạn sẽ tránh được sự tấn công của ánh nắng mặt trời gây sạm da, cháy nắng.
Lưu ý, cần phải bôi kem chống nắng toàn thân trước khi bơi 30 phút. Chọn loại kem không thấm nước, có chỉ số SPF trên mức 50 để đạt được hiệu quả tốt nhất.
#2. Khởi động kỹ trước khi bơi
Đây là một bước cực kỳ quan trọng trước khi bơi mà bạn không nên bỏ qua. Để đề phòng trường hợp tai nạn nguy hiểm như đuối nước, co cơ, chuột rút, cảm lạnh,… bạn cần phải thực hiện khởi động thật kỹ các động tác trước khi xuống nước. Thời gian khởi động ít nhất là 10-15 phút, các bài tập như kéo căng các cơ xương khớp, vận động tay chân cổ là những động tác quan trọng cho bước này.
#3. Ăn nhẹ trước khi bơi
Không nên ăn quá no trước khi bơi, bởi vì như vậy sẽ khiến bạn có cảm giác tức bụng, nặng nề, khó chịu. Cơ thể cần phải mất tới 45 phút mới có thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn mới nạp vào, lúc đó lượng máu sẽ tập trung vào các cơ dạ dày để tiêu hóa thức ăn, gây ảnh hưởng tới năng suất bơi lội.
Còn nếu đi bơi với chiếc bụng rỗng, sẽ tăng các nguy cơ cảm lạnh, kiệt sức, tụt đường huyết rất nguy hiểm. Chính vì vậy, ăn nhẹ trước khi bơi là vô cùng quan trọng bởi vì bạn phải cần rất nhiều năng lượng khi tham gia bộ môn này.
#4. Uống nước trước khi bơi
Nhiều người lầm tưởng rằng khi bơi lội dưới nước, cơ thể sẽ không tiết ra mồ hôi. Tuy nhiên, ngược lại hoàn toàn với suy nghĩ đó, bơi lội là môn thể thao mất rất nhiều nước bởi cơ thể phải hoạt động liên tục với cường độ lớn. Nếu như không được cung cấp nước đầy đủ, cơ thể dễ dẫn đến buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu thậm chí là bị sốc nhiệt. Vì vậy, hãy lưu ý đến vấn đề này để chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt nhé.
Nên làm gì sau khi bơi
Sau khi bơi xong cũng rất quan trọng, cần chú ý một vài điều sau để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
#1. Vệ sinh tai sau khi bơi lội
Tai là một bộ phận hết sức nhạy cảm của con người, nhất là khi đi bơi tai rất dễ bị viêm nhiễm. Chính vì vậy, sau khi bơi cần phải chú ý vệ sinh tai một cách kỹ càng để tránh các bệnh như viêm tai giữa, viêm tấy ống tai,…
Sau khi bơi lội bạn cần dùng khăn khô và bông tai lau sạch nước còn đọng trong lỗ tai để hạn chế nhiễm trùng. Sau đó, dùng nước muối sinh lý rửa lại để đảm bảo tai luôn sạch sẽ.
#2. Vệ sinh mắt sau khi bơi
Mắt cũng là một bộ phận cần phải được vệ sinh cẩn thận sau khi bơi, bởi vì mắt có thể tiếp xúc trực tiếp với nước hồ bơi. Vì vậy, sau khi bơi cần phải dùng thuốc nhỏ mắt hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý để tránh bị vi khuẩn xâm nhập.
Nếu không được vệ sinh cẩn thận, rất dễ mắc các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, cộm, nhức khi nhìn vào ánh sáng, chảy nước mắt,… Nếu có các dấu hiệu kể trên, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời.
#3. Tắm gội sạch sẽ sau khi bơi lội
Hóa chất bể bơi có thể khiến cho da và tóc bị khô. Chính vì vậy, sau khi bơi xong, cần phải tắm lại ngay bằng nước sạch với sữa tắm để loại bỏ các chất tẩy rửa bám trên da tránh kích ứng da hay các nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Sử dụng dầu gội giúp loại bỏ các chất cặn bẩn bám trên tóc, bên cạnh đó, dùng kem ủ tóc hoặc dầu xả để giúp cho tóc không bị khô xơ. Bằng cách này, sẽ giúp cho bạn hạn chế được tối đa những tác nhân xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những ai không nên bơi lội
Tuy nhiên vẫn có những người không thích hợp bơi lội. Đối với những trường hợp sau, các chuyên gia khuyến nghị nên bỏ ý định bơi lội vì có thể xảy ra những điều không mong muốn đối với sức khỏe:
#1. Những người mắc các bệnh về đường hô hấp
Các bệnh về đường hô hấp thường được biết đến như viêm phổi, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn,… Những người mắc các bệnh này không nên bơi lội. Bởi vì khi bơi, áp lực của nước sẽ khiến cho bạn cảm thấy bị khó thở, tức ngực.
Đối với những người bị viêm mũi, viêm xoang, nước có thể xâm nhập trực tiếp khiến cho tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, nếu tiếp xúc với nước lạnh quá lâu sẽ khiến phổi bị tổn thương, gây ra các cơn ho kéo dài, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
#2. Những người mắc các bệnh về da và viêm da dị ứng
Nếu bị mắc các bệnh như là nấm da, nấm đầu, ghẻ lở, hắc lào, viêm da á sừng… tuyệt đối không nên xuống hồ bơi. Điều này giúp phòng chống lây lan cho người khác và tránh làm mất vệ sinh nguồn nước ở trong bể.
Còn nếu như bị viêm da dị ứng thì không nên bơi lội, bởi nước trong bể bơi thường sẽ được xử lý bằng các hóa chất khử trùng, rất dễ gây kích ứng da đối với những người có làn da nhạy cảm.
#3. Bệnh nhân viêm tai giữa hay viêm kết mạc cấp tính
Viêm tai giữa là tình trạng có mủ ở trong tai, nếu tiếp xúc trực tiếp với nước hồ bơi sẽ khiến nước xâm nhập vào trong tai khiến viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Bệnh có thể dẫn đến viêm màng não gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Viêm kết mạc cấp tính hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra. Đây là loại bệnh lan truyền rất nhanh và dễ dàng qua đường hô hấp. Vì thế, không nên đi bơi khi mắc bệnh này để tránh lây lan cho nhiều người khác và hạn chế nhiễm khuẩn cho mắt một cách tối đa.
Trên đây là toàn bộ những lưu ý trước và sau khi đi bơi mà Hafuco chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất. Cùng theo dõi và đón chờ những bài viết thú vị tiếp theo từ Hafuco nhé!
Nội dung: HAFUCO