Dị ứng nước hồ bơi - Cách chữa trị và phòng tránh dị ứng nước bể bơi
Dị ứng nước hồ bơi là tình trạng nhiều người gặp phải do hóa chất xử lý nước hoặc vi khuẩn trong bể. Các triệu chứng phổ biến bao gồm ngứa da, mẩn đỏ, cay mắt và khó thở. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bài viết này, thiết bị bể bơi Hafuco sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết, chữa trị và phòng tránh dị ứng nước bể bơi hiệu quả. Đọc ngay để bảo vệ sức khỏe khi bơi lội!
Nội Dung Chính
Biểu hiện khi bị dị ứng nước hồ bơi (bể bơi)
Biểu hiện dị ứng nước bể bơithường dễ nhận thấy trên bề mặt da hoặc qua cảm giác của người bệnh. Các triệu chứng có thể đa dạng, bao gồm cả những biểu hiện trên da và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến cơ thể như:
- Các biểu hiện trên da (thường gặp nhất): Da nổi mẩn đỏ, da nổi mụn nhọt hoặc mụn nước đỏ, phát ban nhanh trên da và ngứa ngáy.
- Các biểu hiện khác: Khó thở, đau họng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi.
Biểu hiện da nổi mẩn đỏ, ngứa khi bị dị ứng nước bể bơi
Nguyên nhân dẫn đến dị ứng nước bể bơi
Đầu tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc da bị dị ứng nước hồ bơi khi đi bơi. Lý do phổ biến nhất là do hàm lượng hóa chất hồ bơi dư thừa vượt quá mức cho phép, do chứa nhiều vi sinh vật, vi trùng hoặc do da kích ứng với một số thành phần trong nước hồ bơi….
Clo và các hóa chất khử trùng
Clo là chất thường được sử dụng để khử trùng nước bể bơi, giúp diệt khuẩn và giữ nước trong bể sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu mức độ clo trong nước quá cao hoặc không được duy trì ổn định, nó có thể gây kích ứng da và mắt. Các hóa chất khử trùng khác như brom hoặc ozone cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc hệ miễn dịch yếu. Dị ứng có thể bao gồm ngứa, đỏ da, hoặc mắt khó chịu.
>>Tìm hiểu thêm bài viết: Tiêu chuẩn nồng độ Clo trong nước hồ bơi bao nhiêu? Yếu tố ảnh hưởng
Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng trong nước
Nếu nước bể bơi không được lọc và vệ sinh đúng cách, vi khuẩn, nấm, và ký sinh trùng có thể tồn tại trong nước và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Những tác nhân này có thể gây ra các phản ứng dị ứng như ngứa da, viêm da, và các bệnh lý về đường hô hấp. Các bệnh nhiễm trùng phổ biến từ nước bể bơi không được xử lý đúng cách có thể bao gồm viêm tai, nhiễm trùng mắt, hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Chất gây kích ứng từ người bơi
Chất gây kích ứng từ chính người bơi như mồ hôi, dầu cơ thể, mỹ phẩm, hoặc kem chống nắng có thể làm ô nhiễm nước bể bơi. Khi các chất này hòa lẫn vào nước, chúng có thể kích thích da và mắt của người khác bơi trong bể. Đặc biệt, các hóa chất này có thể tương tác với clo, tạo ra các hợp chất gây dị ứng hoặc làm tăng độ kích ứng. Việc không tắm trước khi bơi cũng làm tăng khả năng gây dị ứng.
Môi trường nước không đạt chuẩn
Một trong những nguyên nhân chính gây dị ứng là môi trường nước không đạt chuẩn vệ sinh. Nếu hệ thống lọc nước không hoạt động tốt hoặc mức độ pH không ổn định, nước sẽ không được làm sạch và khử trùng đầy đủ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và tạp chất tích tụ trong nước, gây hại cho người bơi. Ngoài ra, nước quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể gây kích ứng da, khiến da dễ bị khô và phát ban.
Cách chữa dị ứng nước hồ bơi hiệu quả
Nếu bạn tham gia bơi lội và thấy có một trong những biểu hiện trên việc đầu tiên là bạn cần rời khỏi bể bơi. Sau đó, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để điều trị, không nên chủ quan bỏ qua hoặc tự điều trị tại nhà tránh trường hợp bệnh diễn biến phức tạp. Sau đây là cách chữa trị dị ứng nước bể bơi phổ biến nhất:
1. Chăm sóc tại nhà
Nếu tình trạng dị ứng của bạn ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn điều trị tại nhà. Việc đầu tiên là bạn sẽ không tiếp xúc với nguồn nước gây dị ứng nữa. Sau đó tắm sạch hàng ngày bằng nước, nên sử dụng loại xà bông làm sạch dịu nhẹ tránh chứa chất tẩy rửa mạnh làm khô da. Không gãi mạnh lên chỗ ngứa vì dễ gây viêm nhiễm da và để lại sẹo.
Sinh hoạt điều độ, ăn uống đúng giờ và đủ chất
Nên ăn uống đủ chất, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi để nạp nhiều các loại vitamin vào cơ thể tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật. Không ăn các thực phẩm như: thịt bò, thịt gà, hải sản, thuốc lá, bia rượu… vì nó khiến tình trạng da của bạn nghiêm trọng hơn.
2. Bôi kem ngoài da
Tuyệt đối chỉ sử dụng khi được bác sĩ kê đơn thuốc. Sử dụng kem bôi ngoài da sẽ có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa, giảm sưng nhanh chóng.
Sử dụng kem bôi ngoài da
3. Sử dụng thuốc uống
Trường hợp tình trạng da bị nặng hơn mức bình thường người bệnh sẽ được bác sĩ cho phép sử dụng thuốc kháng sinh có chứa histamin như: Dexchlorpheniramine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine,… tuy nhiên các loại thuốc này lại dễ gây ra tình trạng buồn ngủ cho người bệnh. Hiện nay, thì các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất loại thuốc kháng Histamin mới, khắc phục được nhược điểm gây buồn ngủ.
Uống thuốc để chữa trị dị ứng ngoài da
Ngoài uống thuốc ra thì người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp tiêm thuốc để giảm bệnh nhanh nhất. Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông Y hay thuốc lá Nam cũng được sử dụng để chữa dị ứng. Các loại lá thảo mộc dễ tìm trong thiên nhiên như: lá khế, lá tía tô, củ gừng, lá ổi… có tác dụng diệt khuẩn. Bạn có thể nấu nước để tắm.
** Lưu ý: Phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
4. Điều trị quang học
Điều trị bằng quang học là phương pháp điều trị mà bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng loại ánh sáng PUVA (bức xạ tia cực tím A) và PHVB (bức xạ tia cực tím B) để ức chế các thụ thể histamine hoạt động.
Hình ảnh minh họa cho phương pháp điều trị quang học
Phương pháp này mang lại tác dụng nhanh chóng, làm giảm ngay triệu chứng ngứa ngáy trên da khi bị dị ứng nước bể bơi. Tuy nhiên, đây chỉ là những tác dụng tạm thời trong ngày. Ngoài ra, phương pháp này có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da người bệnh về sau.
Một số biện pháp phòng tránh xảy ra tình trạng dị ứng nước hồ bơi
Nếu bạn không thể biết trước và tránh được tình trạng dị ứng nước bể bơi thì bạn nên biết cách bảo vệ cơ thể mình bằng một số mẹo dưới đây:
- Lựa chọn những bể bơi uy tín, có tên tuổi và nghe review tốt nhất qua bạn bè, người thân.
- Hạn chế đi bơi vào những giờ cao điểm hay vào thời gian bể quá tải, đông đúc.
- Sử dụng bình xịt bảo vệ da trước tác hại của clo. Hoặc bôi kem dưỡng có chứa vitamin C vì nó trung hòa clo hiệu quả.
- Tắm rửa sạch sẽ loại bỏ mồ hôi và dầu thừa để không phản ứng với clo để tạo ra chloramines.
- Tắm rửa ngay sau khi bơi và chăm sóc da bằng cách dùng kem dưỡng ẩm.
- Không được mặc quần áo đi bơi lâu trên cơ thể nên thay sau khi bơi.
Trên đây là những thông tin do thiết bị bể bơi Hafuco cung cấp xoay quanh vấn đề dị ứng nước hồ bơi (bể bơi) và cách chữa đem lại hiệu quả nhanh chóng và triệt để. Hy vọng qua bài viết này sẽ đem lại nhiều kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bạn đọc khi tham gia bơi lội. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc gì hãy để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.