[CHIA SẺ] Cách đo nồng độ clo trong nước hồ bơi
Nồng độ clo trong nước hồ bơi là chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng nước, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và tuổi thọ thiết bị. Vậy tiêu chuẩn clo trong nước tại hồ bơi nên ở ngưỡng bao nhiêu? Hafuco sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau đây.
Tiêu chuẩn nồng độ clo trong nước hồ bơi (bể bơi) bao nhiêu là an toàn?
Clo là một chất khử trùng mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước bể bơi để tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, rêu tảo và các mầm bệnh khác. Cơ chế hoạt động của hóa chất này là xâm nhập vào tế bào của vi khuẩn, rêu tảo,… và phá hủy chúng. Từ đó, đảm bảo an toàn cho người tham gia bơi lội cũng như những thiết bị vận hành trong hồ.
Tuy nhiên, nồng độ clo dư cần được duy trì ở mức độ phù hợp để vừa hiệu quả khử trùng, vừa không gây hại cho sức khỏe. Điều này có nghĩa là, sau khi đã khử trùng toàn bộ vi khuẩn và đưa nguồn nước về mức lý tưởng nhất, lượng clo dư hay clo còn lại trong nước phải đảm bảo không gây hại cho người dùng.
Nồng độ clo dư lý tưởng trong nước hồ bơi nên nằm trong khoảng 0.6 – 1.5 mg/l (miligam/lít)
Theo các chuyên gia và nồng độ clo dư lý tưởng trong nước hồ bơi nên nằm trong khoảng 0.6 – 1.5 mg/l (miligam/lít). Nếu vượt quá ngưỡng này sẽ không đảm bảo an toàn cho người tham gia bơi lội và các thiết bị trong hồ. Nhưng nếu thấp hơn mức này sẽ không ngăn ngừa được sự phát triển của vi khuẩn, rêu tảo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ clo trong nước hồ bơi
Sự thay đổi của nồng độ clo trong hồ bơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhiệt độ nước, nồng độ pH,… Ngoài việc thường xuyên kiểm tra nồng độ hóa chất, nắm được những yếu tố ảnh hưởng giúp bạn chủ động kiểm soát chất lượng nước tốt hơn.
Nhiệt độ nước
Khi nhắc đến các yếu tố làm ảnh hưởng đến nồng độ clo trong hồ bơi thì không thể bỏ qua nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ tăng cao, clo sẽ bay hơi nhanh hơn, dẫn đến lượng clo trong nước giảm. Vấn đề này xảy ra nhiều nhất là vào mùa hè hoặc ở những hồ bơi ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng.
Bên cạnh đó, nhiệt độ nước cao còn làm tăng tốc độ phản ứng hóa học giữa clo và các hợp chất hữu cơ hoặc tạp chất trong nước, khiến lượng clo bị tiêu hao nhanh chóng. Điều này có nghĩa là bạn cần bổ sung clo thường xuyên hơn để duy trì nồng độ clo ở mức lý tưởng.
Nhắc đến các yếu tố làm ảnh hưởng đến nồng độ clo trong hồ bơi thì không thể bỏ qua nhiệt độ nước
Ngược lại, khi nhiệt độ nước thấp, clo phân hủy chậm hơn, không tiêu tốn nhiều hóa chất. Tuy nhiên, song song với việc phân hủy chậm chính là khả năng khử trùng của clo cũng giảm khi nhiệt độ thấp.
Độ pH
Độ pH của nước hồ bơi ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng và độ ổn định của clo. Nồng độ pH lý tưởng để clo hoạt động hiệu quả nhất là từ 7.2 đến 7.6. Lúc này, phần lớn clo tồn tại ở dạng axit hypoclorơ (HOCl), có khả năng khử trùng mạnh mẽ nhất.
Khi pH tăng cao, nước sẽ có tính kiềm. Lúc này, tỷ lệ axit hypoclorơ (HOCl) giảm và tỷ lệ ion hypoclorit (OCl-) tăng, ion hypoclorit có khả năng khử trùng yếu hơn nhiều so với axit hypoclorơ. Vì vậy, clo sẽ mất tác dụng khử trùng, bạn cần nhiều clo hơn để đạt được hiệu quả khử trùng.
Ngược lại, nếu pH quá thấp, nước có tính axit, clo sẽ hoạt động quá mức khiến nước có mùi nồng khó chịu. Đồng thời, gây kích ứng da và mắt của người tham gia bơi lội. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nồng độ pH để đảm bảo clo trong nước phát huy tối đa hiệu quả.
Độ pH của nước quá cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng
>> Hãy tham khảo thêm bài viết:
Số lượng người sử dụng hồ bơi
Số lượng người sử dụng hồ bơi cũng ảnh hưởng lớn đến nồng độ clo. Lượng người tham gia bơi lội cùng lúc càng cao, nồng độ clo càng giảm nhanh chóng. Mỗi người vào hồ bơi thường mang theo bụi bẩn, chất hữu cơ, mồ hôi, vi khuẩn, tế bào chết,…
Các tạp chất này phản ứng với clo sẽ hình thành các hợp chất chloramine, khiến clo dư giảm đi đáng kể. Đặc biệt, vào các thời điểm hồ bơi đông người, nhu cầu bổ sung clo sẽ cao hơn để bù đắp lượng bị tiêu hao. Vì vậy, bạn cần vận hành hệ thống lọc nước liên tục, thường xuyên kiểm tra nồng độ clo trong nước.
Số lượng người sử dụng hồ bơi cũng ảnh hưởng lớn đến nồng độ clo
Các yếu tố môi trường khác
Ngoài các yếu tố trên, tác nhân từ môi trường như cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nồng độ clo trong hồ bơi.
- Ánh sáng mặt trời: Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có khả năng phân hủy clo, khiến clo bay hơi nhanh chóng, đặc biệt khi hồ ngoài trời không được che chắn kỹ lưỡng.
- Gió: Gió mạnh làm tăng tốc độ bay hơi của clo. Đồng thời, gió cũng cuốn theo bụi bẩn, lá cây,… khiến lượng clo bị tiêu hao nhanh để phân hủy các chất này.
- Mưa: Nước mưa làm tăng thể tích nước trong bể, làm loãng nồng độ clo. Sau những trận mưa lớn, bạn cần kiểm tra và bổ sung clo để đưa nồng độ về mức lý tưởng.
Hậu quả của việc nồng độ clo mất cân bằng
Duy trì nồng độ clo trong nước hồ bơi là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia bơi lội. Khi nồng độ clo bị mất cân bằng, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng nước. Cụ thể những hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với hồ bơi của bạn như sau:
Không có độ khử trùng
Clo là chất khử trùng chính trong hồ bơi, có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, virus và các vi sinh vật có hại trong nước. Khi nồng độ clo quá thấp, khả năng khử trùng của nước sẽ bị giảm đáng kể. Đồng thời, khiến các vi sinh vật gây bệnh dễ dàng sinh sôi và phát triển.
Khi nồng độ clo quá thấp, khả năng khử trùng của nước sẽ bị giảm đáng kể
- Nồng độ clo quá thấp không đủ khả năng tiêu diệt vi khuẩn, tạo điều kiện để vi sinh vật, rêu tảo, phát triển trong nước hồ bơi.
- Bơi lội trong dòng nước không được khử trùng triệt để sẽ dẫn đến các bệnh về da, mắt. Lâu dần còn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Clo còn hỗ trợ các hóa chất khác xử lý nước hiệu quả. Khi clo không đủ, hiệu quả của các chất này cũng sẽ bị giảm sút.
Rêu tảo và vi khuẩn có hại phát triển
Một trong những hậu quả dễ nhận thấy khi nồng độ clo trong hồ bơi không ổn định là sự phát triển mạnh mẽ của rêu tảo và vi khuẩn có hại. Khi clo không đủ để ức chế sự sinh trưởng của rêu tảo, chúng sẽ bám vào thành và đáy hồ bơi, tạo lớp màng xanh hoặc đen xung quanh. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, rêu tảo còn làm tăng độ trơn trượt, gây nguy hiểm cho người tham gia bơi lội.
Ngoài ra, sự tồn tại của rêu tảo và vi khuẩn cũng làm tăng lượng chất hữu cơ trong nước, khiến clo bị tiêu hao nhanh hơn. Từ đó, tạo ra vòng tuần hoàn khó kiểm soát, khiến nước hồ bơi không an toàn.
Hậu quả dễ nhận thấy khi nồng độ clo trong hồ bơi không ổn định là sự phát triển của rêu tảo và vi khuẩn
- Rêu tảo: Nhóm thực vật đơn bào dễ phát triển mạnh, thường xuất hiện trong bể bơi là: Tảo xanh, tảo đỏ, tảo đen, tảo vàng,… Nếu nồng độ clo quá thấp sẽ không thể kiểm soát sự phát triển của rêu tảo gây mất thẩm mỹ, trơn trượt,…
- Vi khuẩn: Bên cạnh rêu tảo, các loại vi khuẩn có hại như E.coli, Pseudomonas aeruginosa cũng là mối nguy hiểm tiềm ẩn trong dòng nước bể bơi thiếu clo. Các loại vi khuẩn này có thể gây ra nhiều bệnh, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bơi lội.
Nước chuyển sang màu xanh hoặc đục
Ngoài hai vấn đề trên, nước còn có thể chuyển sang màu xanh hoặc đục khi clo không ổn định. Lý giải vấn đề này, các chuyên gia cho rằng nồng độ clo trong nước thấp kéo theo khả năng khử trùng suy giảm, khiến tảo xanh phát triển. Đồng thời, nếu nồng độ clo quá cao, hóa chất này sẽ phản ứng với đồng hoặc sắt trong nước khiến nước bị đục.
Nước còn có thể chuyển sang màu xanh hoặc đục khi clo không ổn định
Nước xanh hoặc đục không chỉ gây mất mỹ quan mà còn là dấu hiệu rõ ràng của việc nước không đạt chất lượng. Nước đục hạn chế tầm nhìn của người tham gia bơi lội, gây khó khăn trong việc quan sát. Hơn nữa, nước đục còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và vi sinh vật phát triển, gây thêm nhiều rủi ro về sức khỏe.
Duy trì nồng độ clo trong nước hồ bơi ở ngưỡng cân bằng là yêu cầu bắt buộc trong quá trình vận hành hồ bơi. Mọi thắc mắc về vấn đề này, vui lòng liên hệ ngay với Hafuco để được hỗ trợ trong thời gian ngắn nhất.
Bạn đang có ý định xây dựng bể bơi mà vẫn chưa tìm được những thiết bị hồ bơi phù hợp. Hãy liên hệ trực tiếp với Hafuco để được tư vấn những loại thiết bị phù hợp với thể tích và những hóa chất bể bơi tốt nhất nhé!