Hóa chất trợ lắng bể bơi - TOP 2 loại hóa chất PHỔ BIẾN
Hóa chất trợ lắng bể bơi là nhóm hóa chất có nhiệm vụ kết tủa và lắng đọng các tạp chất trong bể bơi giúp quá trình vệ sinh diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, hóa chất trợ lắng có thực sự cần thiết sử dụng trong bể bơi? Tại sao cần có sản phẩm này? Hafuco sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau.
Tại sao cần sử dụng hóa chất trợ lắng bể bơi?
Hóa chất trợ lắng là nhóm hóa chất bể bơi chuyên dụng. Sản phẩm có nhiệm vụ kết dính các hạt cặn nhỏ lơ lửng trong nước lại với nhau thành bông lớn, gọi là hiện tượng keo tụ. Sau đó, chúng chìm xuống đáy bể để vệ sinh nhanh chóng.
Kích thước của các cặn bẩn này thường rất nhỏ, không thể loại bỏ hoàn toàn bằng hệ thống lọc nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây biến đổi chỉ số các chất trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Có thể thấy đây là một loại hóa chất không thể thiếu trong quá trình xử lý nước bể bơi do những nguyên nhân sau:
1. Do yếu tố thời tiết
Dòng nước bể bơi, đặc biệt là bể bơi ngoài trời thường bị tác động bởi các yếu tố thời tiết như nắng, mưa, gió,… Những yếu tố này thường mang theo tạp chất, cặn bẩn vào bể bơi. Đặc biệt, ảnh hưởng của chúng khó nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại gây ra vẩn đục hay hàng loạt các vấn đề khác cho nguồn nước bể bơi.
Hình ảnh: Do yếu tố thời tiết
Đồng thời, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ cũng sẽ gia tăng khả năng phát triển của rêu tảo, vi khuẩn, ký sinh trùng,… khiến nước bể bơi bị ô nhiễm. Do đó, sử dụng hóa chất trợ lắng trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt là không thể thiếu để nước trong suốt trở lại, giúp hệ thống lọc vận hành hiệu quả hơn.
2. Do yếu tố con người
Bên cạnh thời tiết, con người cũng là một trong những tác nhân gây nên tình trạng nước bể bơi bị vẩn đục và cần xử lý bằng hóa chất trợ lắng. Khi tham gia bơi lội, bụi bẩn, mồ hôi, chất bài tiết từ cơ thể con người sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Hơn thế, các loại hóa mỹ phẩm chứa dầu và các chất hữu cơ khác cũng tạo ra lớp váng trên mặt nước. Sau đó, dễ phân tán vào nước gây ra tình trạng vẩn đục. Lúc này, trợ lắng sẽ trung hòa điện tích và kết hợp các chất bẩn này lại với nhau để dễ dàng vệ sinh.
Hình ảnh: Do yếu tố con người
3. Hồ bơi để lâu không vệ sinh
Hồ bơi không vệ sinh định kỳ hoặc lâu ngày không vệ sinh sẽ tích tụ các chất hữu cơ, cặn bẩn trong nước. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, các loại rêu xanh, tảo xanh, tảo đỏ,… xuất hiện. Khi dòng nước gặp tình trạng này, bộ lọc sẽ hoạt động không hiệu quả, thậm chí gây tắc nghẽn đường ống và bộ lọc.
Lúc này, cần sử dụng hóa chất trợ lắng để keo tụ và làm lắng các hạt cặn nhỏ, mảng rêu tảo,… Sau đó, loại bỏ ra khỏi bể bơi bằng phương pháp cơ học như vợt vớt rác, bàn hút đáy,.. thì bộ lọc mới có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả.
Hình ảnh: Hồ bơi để lâu không vệ sinh
TOP 2 hóa chất trợ lắng bể bơi được ưa chuộng nhất hiện nay
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại hóa chất trợ lắng với các đặc tính khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại hóa chất đang được ưa chuộng nhất nhờ hiệu quả và tính ứng dụng cao. Cùng tìm hiểu hai loại hóa chất này để loại bỏ các chất bẩn lơ lửng, giúp nước bể của bạn trở nên trong xanh nhé!
1. Hóa chất trợ lắng PAM
Hóa chất trợ lắng PAM được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Anionic Polyacrylamide, polyacrylamide hay Anion. Đây là một loại polymer tan dễ dàng trong nước với công thức hóa học là C3H5N. PAM được sản xuất dưới dạng bột với khả năng làm tăng tốc độ lắng đọng của các hạt lơ lửng trong nước. Sản phẩm sở hữu một số đặc điểm như sau:
- Hoạt động bằng cách tăng độ nhớt trong nước để keo tụ các cặn bẩn lửng lơ. Sau đó, làm sa lắng các tạp chất để dễ dàng lấy cặn bẩn ra khỏi hồ.
- Tốc độ keo tụ là lắng đọng cực kỳ nhanh, giảm thời gian xử lý nước khi vệ sinh hồ bơi.
- Mỗi lần dùng với số lượng nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cao, không làm thay đổi nồng độ PH và muối có trong nước.
- Giảm lượng chất thải ra môi trường, an toàn cho người sử dụng.
- Ngoài khả năng xử lý nước bể bơi, còn được ứng dụng tại nhiều lĩnh vực khác.
- Tối ưu chi phí cho người sử dụng.
Hình ảnh: Hóa chất trợ lắng PAM
2. Trợ lắng PAC 31%
Hóa chất trợ lắng PAC 31% là loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước hồ bơi. Hóa chất dạng bột có màu vàng nghệ và công thức hóa học là [Al2(OH)nCl6-nXH2O]m. PAC được tổng hợp từ các hợp chất nhôm và có khả năng keo tụ mạnh, giúp loại bỏ các hạt bẩn lơ lửng, chất hữu cơ trong nước. Sản phẩm có một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Để đảm bảo hiệu quả xử lý nước, trước khi thêm PAC cần tăng độ pH lên 8.0.
- Tan nhanh trong nước, hiệu quả keo tụ và lắng đọng nhanh gấp 5 lần các hóa chất khác.
- Liều lượng sử dụng thấp, tạo ra các bông cặn to nên dễ lắng xuống đáy hồ.
- Có khả năng giảm thể tích bùn, gia tăng độ trong của nước.
- Sau khi mở bao bì, dễ dàng bao quản mà không bị chảy nước hay vón cục.
Hình ảnh: Trợ lắng PAC 31% – Xem thêm
Lưu ý chung khi sử dụng hóa chất bể bơi
Sử dụng hóa chất trong bể bơi kết hợp cùng hệ thống lọc tuần hoàn là không thể thiếu để duy trì chất lượng nước, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hóa chất đúng cách, đúng liều lượng, có khả năng gây ra những tác động tiêu cực đến những người xung quanh. Tham khảo ngay một số lưu ý quan trọng khi sử dụng hóa chất được chúng tôi chia sẻ sau đây:
1. Đọc kỹ hướng dẫn
Mỗi loại hóa chất sẽ có những đặc tính và liều lượng sử dụng riêng biệt. Trước khi sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Từ đó, bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng loại hóa chất cho tình trạng thực tế của bể bơi. Đồng thời, đảm bảo đúng liều lượng tùy thuộc vào thể tích và mức độ nghiêm trọng của nước. Sử dụng quá ít hay quá nhiều hóa chất đều làm giảm hiệu quả của sản phẩm.
Hình ảnh: Lưu ý chung khi sử dụng hóa chất bể bơi
Ngoài ra, mỗi loại hóa chất có cách sử dụng, thời điểm và tần suất sử dụng khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sẽ giúp bạn biết cách thêm hóa chất vào hồ bơi chính xác và lựa chọn đúng thời điểm để hóa chất phát huy tác dụng.
2. Tránh tiếp xúc trực tiếp
Hóa chất hồ bơi thường có tính axit, ăn mòn gây độc hại với các bộ phận trên cơ thể con người, đặc biệt là vùng nhạy cảm như da và mắt. Do đó, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất bằng cách tuân thủ các quy định an toàn.
Cần trang bị thiết bị bảo hộ như găng tay, kính bảo hộ và khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Đồng thời, nếu hóa chất tiếp xúc với mắt, cần rửa ngay bằng nước sạch và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
3. Rửa tay sau khi sử dụng
Kể cả khi đã sử dụng những thiết bị bảo hộ để ngăn chặn cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, bạn vẫn nên rửa tay thật kỹ sau khi xử lý hóa chất trong nước bể bơi. Việc này giúp loại bỏ hoàn toàn hóa chất còn sót lại trên da, giảm tải tối đa nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước ấm để đảm bảo không còn hóa chất bám trên da. Đồng thời, sau khi tiếp xúc với hóa chất, không nên sờ vào mặt, mắt hay ăn uống để tránh hóa chất đi vào cơ thể.
4. Bảo quản hóa chất
Để giữ nguyên đặc tính và hiệu quả của hóa chất cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng, cần bảo quản hóa chất đúng cách. Tuân thủ một số cách bảo quản hóa chất được Hafuco chia sẻ sau đây:
- Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
- Luôn để hóa chất xa tầm với của trẻ em và vật nuôi.
- Cần lưu trữ hóa chất ở những nơi riêng biệt, không để chung với thực phẩm hoặc đồ sinh hoạt, để xa những nguồn có nguy cơ cháy nổ.
- Phân loại hóa chất theo từng loại để tránh nhầm lẫn khi sử dụng, đồng thời tránh tình trạng các chất phản ứng với nhau gây cháy nổ.
- Đảm bảo chai lọ chứa hóa chất đều được đóng nắp kín sau khi sử dụng.
Hóa chất trợ lắng bể bơi cũng như các loại hóa chất khác cần được sử dụng đúng cách để duy trì môi trường nước bể bơi trong sạch và an toàn. Liên hệ ngay với Hafuco nếu bạn có nhu cầu tư vấn và mua sắm các loại hóa chất chính hãng.