Mặt cắt hồ bơi trên mái | Chi phí thi công & thiết kế A - Z
Mặt cắt hồ bơi trên mái là gì? Chi phí xây dựng hồ bơi trên mái như thế nào? Chắc hẳn là thắc mắc của nhiều chủ đầu tư đang có dự định thi công công trình này. Trong bài viết sau đây, Hafuco sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề này để chủ đầu tư có thêm những thông tin hữu ích.
Mặt cắt hồ bơi trên mái là gì?
Mặt cắt hồ bơi là hình ảnh mô tả mặt phẳng của bể bơi trên mái theo chiều thẳng đứng, vuông góc với chiều dài của bể bơi. Hình ảnh mặt cắt hồ bơi sẽ phản ánh chân thực hình dạng, cấu trúc của công trình mà mặt chiếu không thể thấy hết.
Qua đó, các kiến trúc sư sẽ có đánh giá tổng quan về cấu trúc của công trình, mang lại những lợi ích tuyệt vời trong suốt quá trình thi công như:
- Dễ dàng giám sát thi công, xác định các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra.
- Khi có sự cố hoặc vấn đề nghiêm trọng cần thay đổi, mặt cắt sẽ giúp các kiến trúc sư lên phương án xử lý chung kịp thời và tư vấn cho chủ đầu tư.
- Xác định rõ cấu trúc bể bơi, vật liệu và các thiết bị cần thiết trong hệ thống để dự trù kinh phí xây dựng chính xác.
Hình ảnh: Mặt cắt hồ bơi trên máimô tả mặt phẳng của bể bơi
Kết cấu hồ bơi trên mái
Có thể thấy mặt cắt hồ bơi trên mái đóng vai trò quan trọng trong quá trình thi công công trình hồ bơi. Vậy kết cấu hồ bơi trên mái gồm những gì? Điều kiện cần thiết để xây dựng công trình này là gì? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Điều kiện cần để xây dựng hồ bơi trên mái là gì?
Hồ bơi trên mái không phải dự án đơn giản mà vô cùng phức tạp và đầy thách thức. Nếu không có kinh nghiệm thi công hay kiến thức có thể không đảm bảo chất lượng công trình cũng như an toàn cho người sử dụng. Để bắt đầu xây dựng công trình này, cần đáp ứng những điều kiện như:
- Chống thấm tuyệt đối: Hồ bơi thực chất là một bể chứa nước cỡ lớn, nếu thành hồ bơi và mặt sàn tầng thượng không có khả năng chống thấm tốt sẽ gây rò rỉ nước nghiêm trọng. Điều này khiến cho toàn bộ tòa nhà bị ảnh hưởng.
- Đất nền vững chắc: Để đảm bảo độ vững chãi cho tòa nhà và công trình hồ bơi, vị trí đất nền xây dựng tòa nhà phải cực kỳ vững chắc, không bị rung lắc. Tòa nhà xây dựng ở nền đất yếu, có tình trạng rung lắc,… chủ đầu tư không nên cố xây dựng thêm bể bơi bởi sẽ tạo áp lực cực lớn lên mặt đất.
- Khả năng chịu lực của sân thượng: Mặt sàn tầng thượng chính là khu vực chịu áp lực trực tiếp từ hồ bơi trên mái. Do đó, tầng thượng cần có khả năng chịu lực tốt, độ bền bỉ.
- Đầy đủ giấy phép: Ngoài những điều kiện về công trình, chủ đầu tư còn cần xin đầy đủ giấy phép xây dựng của các cơ quan chức năng. Đảm bảo quá trình xây dựng đúng yêu cầu của pháp luật.
Hình ảnh: Điều kiện cần để xây dựng hồ bơi trên mái gồm chống thấm, điều kiện nền,..
Cấu tạo bể bơi trên mái
Song song với mặt cắt hồ bơi trên mái, cấu tạo hồ bơi cũng là vấn đề chủ đầu tư cần quan tâm để đảm bảo kết cấu vững chãi và chắc chắn của công trình. Vậy hồ bơi trên mái thường có cấu tạo những bộ phận như thế nào?
#1: Bể bơi
Bể bơi là khu vực bể chính để người sử dụng tham gia bơi lội. Bể chính sẽ được thiết kế hình dạng, kích thước theo mong muốn của chủ đầu tư và điều kiện công trình thực tế. Đồng thời, được trang trí, ốp lát bằng gạch chuyên dụng đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Ngoài ra, trong hệ thống bể chính cần có một số thiết bị để hoàn thiện như:
- Cổng thu nước: Thường đặt ở đáy bể bơi để thu nước về hệ thống lọc.
- Cổng trả nước: Đặt ở thành bể bơi, cách mặt nước khoảng 50cm.
- Thu nước máng tràn/skimmer: Thu nước về bể cân bằng.
- Hệ thống đèn: Cung cấp ánh sáng và trang trí cho hồ bơi.
- ….
Hình ảnh: Bể bơi
#2: Bể cân bằng
Bể cân bằng là công trình bể phụ thường có thể tích bằng 1/10 so với bể chính. Nhiệm vụ của bể cân bằng là thu nước tràn từ bể chính qua skimmer hoặc thanh thoát tràn. Khi lượng nước trong bể chính bị suy giảm, nước từ bể cân bằng sẽ đi qua hệ thống lọc và cung cấp tới khu vực bể bơi.
#3: Hệ thống lọc
Hệ thống lọc là tổ hợp các thiết bị hoạt động liên tục nhằm đảm bảo chất lượng nước cung cấp tới hồ bơi. Hiện nay, có hai loại hình hệ thống lọc mà chủ đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn:
3.1. Hệ thống lọc truyền thống
Bộ lọc truyền thống hay hệ thống lọc có đường ống được ứng dụng từ rất lâu về trước. Hệ thống có đầy đủ các thiết bị cần thiết cho quá trình lọc nước bể bơi. Mỗi thiết bị có những nhiệm vụ khác nhau:
- Máy bơm bể bơi: Bơm nước từ bể bơi vào bình lọc và ngược lại.
- Bình lọc bể bơi: Có cấu tạo đặc biệt với khả năng chịu áp lực nước cao. Vật liệu lọc thường là cát thạch anh, cát thủy tinh giúp lọc sạch bụi bẩn, tạp chất trong nước bể bơi. Thiết bị này thường có đa chức năng như: Lọc, rửa ngược, khuấy,…
- Đường ống: Thực hiện dẫn nước ra và vào bể bơi.
Hình ảnh: Hệ thống lọc truyền thống
3.2. Hệ thống lọc nước thông minh
Máy lọc nước bể bơi thông minh ra đời nhằm tối giản hóa hệ thống lọc truyền thống. Thiết bị này tích hợp toàn bộ các tính năng mà hệ thống lọc cần có, hoạt động với bảng điều khiển điện tử lập trình sẵn. Đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ, an toàn, lại tiết kiệm tối đa chi phí.
Có thể nói đây là giải pháp lý tưởng cho những công trình bể bơi trên tầng thượng. Bởi khả năng đáp ứng đủ yêu cầu lọc nước, lại tối giản hóa hệ thống, giảm áp lực lên toà nhà.
#4: Hệ thống bơm hóa chất
Hệ thống bơm hóa chất giúp kiểm soát nồng độ pH, clo trong hồ bơi. Bạn có thể sử dụng các mẫu bảng điều khiển hóa chất tới từ thương hiệu nổi tiếng. Nhiệm vụ chính là tính toán lượng hóa chất cần thiết thêm vào hồ bơi để cân bằng các chỉ số pH, clo,… đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị, ngăn chặn phát sinh vi khuẩn và rêu tảo.
Nếu ngân sách có phần hạn hẹp hơn, chủ đầu tư nên lựa chọn các dòng châm hóa chất bán tự động. Thiết bị vẫn có khả năng cung cấp lượng hóa chất cần thiết vào hồ bơi. Tuy nhiên, người sử dụng cần tự kiểm tra nồng độ các chất trong nước và tự tính toán lượng hóa chất cần thiết.
Hình ảnh: Hệ thống bơm hóa chất
#5: Hệ thống đường ống dẫn nước
Như đã chia sẻ ở trên, đường ống dẫn nước giúp di chuyển nước từ bể bơi vào hệ thống lọc và ngược lại. Hệ thống này có kích thước, độ dài hay độ phức tạp sẽ phụ thuộc vào vị trí lắp đặt các thiết bị bơm lọc.
Chi phí xây dựng bể bơi trên mái
Mặt cắt hồ bơi trên mái có khả năng giúp kiến trúc sư và gia chủ dự trù kinh phí xây dựng công trình. Vậy khi thực hiện thi công bể bơi trên mái thì cần chuẩn bị những chi phí gì?
Thực chất, mỗi công trình hồ bơi sẽ có mức chi phí khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kích thước, độ phức tạp,… của bể bơi. Trong đó, có một số hạng mục quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí xây dựng sẽ được chúng tôi chia sẻ đến quý bạn đọc ngay sau đây.
*LƯU Ý: Mức chi phí dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, cần dựa vào công trình thực tế để dự trù.
Chi phí thiết kế
Bản vẽ thiết kế là yếu tố quan trọng hàng đầu và bắt buộc khi thi công bể bơi. Bản vẽ giúp định hình được công trình, hỗ trợ quá trình giám sát trở nên dễ dàng hơn. Thiết kế bản vẽ hồ bơi trên mái sẽ bao gồm:
- Mặt bằng tổng thể của hồ bơi.
- Mặt bằng bố trí thiết bị hồ bơi.
- Mặt bằng bố trí thêm đèn LED.
- Mặt bằng sơ bộ đường ống.
=> Hạng mục này có chi phí ước tính khoảng 170.000 – 300.000 VNĐ.
Hình ảnh: Chi phí thiết kế
Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng hay chi phí thi công chính là khoản đầu tư để tạo hình, dựng khung công trình bể bơi trên mái. Phụ thuộc vào kích thước, hình dáng và các yêu cầu cụ thể khác thì ngân sách dự trù cho hạng mục này sẽ khác nhau.
Nhìn chung, hạng mục phần thô của công trình sẽ chiếm một phần lớn trong tổng chi phí xây dựng bể bơi trên tầng thượng. Thông thường, bể bơi bê tông được nhiều gia chủ lựa chọn nhất bởi vật liệu truyền thống, có tính bền bỉ cao, dễ thi công và bảo dưỡng. Đối với công trình bể bơi bằng bê tông, có một số bước thực hiện khi xây dựng như sau:
Hình ảnh: Chi phí xây dựng
- Gia công và chế tác thép để tạo hình và cố định cấu trúc của bể bơi.
- Đánh bê tông, cốp pha và sử dụng máy bơm đổ bê tông vào bể.
- Chất chống thấm và gạch ốp trang trí.
- Chi phí thuê nhân công.
Ở hạng mục này, mức phí chủ đầu tư cần dự trù sẽ dao động từ khoảng 35.000.000 – 120.000.000 VNĐ tùy thuộc vào từng công trình.
Chi phí lắp đặt thiết bị
Sau khi đã thi công phần thô của công trình, lắp đặt thêm các thiết bị bể bơi là không thể thiếu để đảm bảo chất lượng nước và hoạt động ổn định cho bể bơi. Hafuco xin cập nhật chi phí lắp đặt thiết bị quan trọng để khách hàng có thể tham khảo.
Hệ thống lọc chính dùng cho bể bơi
Hệ thống lọc nước là nhóm những thiết bị quan trọng bậc nhất tại bể bơi. Đây là những thiết bị có nhiệm vụ bơm và lọc nước nên không thể thiếu để bể có thể hoạt động ổn định. Hệ thống này sẽ bao gồm bình lọc cát, máy bơm nước,… với chi phí như:
- Bình lọc cát: 8.000.000 VNĐ.
- Máy bơm bể bơi: 10.200.000 VNĐ.
- Vật liệu cát lọc: 1.000.000 VNĐ/20kg cát thạch anh.
Hệ thống sục – massage, đèn chiếu sáng
Hệ thống sục – massage là thiết bị thổi không khí vào nước, tạo ra những dòng nước có áp lực mạnh tác động lên cơ thể con người để tạo cảm giác thoải mái, thư giãn. Hiện nay, có khá nhiều công trình bể bơi lắp đặt hệ thống này bởi không nâng cao trải nghiệm người dùng, mà còn tạo dòng nước luân chuyển liên tục, hạn chế trạng thái tĩnh gây phát sinh vi khuẩn hay rêu tảo.
Hình ảnh: Hệ thống sục – massage, đèn chiếu sáng
Bên cạnh đó, đèn chiếu sáng cung cấp ánh sáng để người dùng có thể sử dụng hồ bơi ngay cả khi trời tối. Đồng thời, trang trí giúp công trình thêm lung linh, huyền ảo. Chi phí cần đầu tư cho hạng mục này dao động như sau:
- Máy bơm sục khí: 6.800.000 VNĐ.
- 6 đầu Jet massage chuyên dụng: 1.920.000 VNĐ.
- Máy bơm Kripsol: 12.500.000 VNĐ.
- Đầu bơm ngược dòng: 500.000 VNĐ.
- 5 đèn LED Tafuma: 9.000.000 VNĐ.
- 1 biến thế đổi nguồn: 1.200.000 VNĐ.
Thiết bị phụ trợ
Thiết bị phụ trợ là nhóm những vật dụng hỗ trợ hoạt động của bể bơi. Các thiết bị này được chia thành 3 nhóm chính: Thiết bị hỗ trợ quá trình lọc, thiết bị hỗ trợ người bơi và phụ kiện trang trí. Bạn không cần mua sắm tất cả các thiết bị trong nhóm phụ trợ, chỉ cần đầu tư những thiết bị cần thiết.
- Ống xuyên tường: 150.000 – 820.000 VNĐ.
- Thanh thoát tràn: 170.000 – 700.000 VNĐ.
- Skimmer: 1.100.000 – 1.500.000 VNĐ.
- Nắp đầu hút vệ sinh: 50.000 – 360.000 VNĐ.
- Đầu trả nước: 50.000 – 520.000 VNĐ.
- Cây nấm: 170.000 – 250.000 VNĐ.
- Thác nước xả tràn: 3.210.000 – 43.200.000 VNĐ.
- Xe hút đẩy vệ sinh: 16.860.000 – 17.360.000 VNĐ.
Hình ảnh: Thiết bị phụ trợ
Thiết bị vệ sinh chuyên dụng
Thiết bị vệ sinh giúp người dùng rút ngắn thời gian và giảm công việc cần làm trong quá trình vệ sinh bể bơi. Các thiết bị này được nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết kế đặc biệt, mỗi thiết bị có những nhiệm vụ riêng. Nếu thiếu các thiết bị này, người dùng sẽ tốn rất nhiều thời gian và sức lực, thậm chí không đảm bảo bể bơi sạch sẽ:
- Sào nhôm: 1.500.000 VNĐ.
- Vợt rác: 320.000 VNĐ.
- Ống mềm: 1.900.000 VNĐ.
- Bàn hút: 1.400.000 VNĐ.
- Chổi cọ: 280.000 VNĐ.
- Bộ test nước: 200.000 VNĐ.
Hệ thống tủ điện, tủ đèn, tủ cho hệ thống Massage
Để đảm bảo an toàn và tiện lợi cho người dùng trong suốt quá trình vận hành bể bơi, hệ thống điện sẽ được lắp đặt riêng trong tủ điện. Do đó, chủ đầu tư cần trang bị thêm tủ điện, tủ đèn cho bể bơi, đặc biệt là hệ thống massage.
Khi thiết kế tru điện riêng biệt, chủ đầu tư sẽ dễ dàng xử lý trước những sự cố bất ngờ xảy ra với hệ thống điện lưới. Hạn chế làm quá tải nguồn điện của gia đình.
Hình ảnh: Hệ thống tủ điện, tủ đèn, tủ cho hệ thống Massage
Nhân công và vận chuyển
Bên cạnh những chi phí về thiết bị nêu trên, chủ đầu tư còn cần chi trả khoản phí cho nhân công lắp đặt và chi phí vận chuyển. Mức phí này không có định mà phụ thuộc vào đơn vị cung cấp thiết bị.
Một số cung cấp thiết bị hiện nay đang triển khai chính sách miễn phí vận chuyển và lắp đặt. Nếu hợp tác với những đơn vị này, chủ đầu tư có thể tiết kiệm được một khoản phí đáng kể.
Chi phí xử lý nước lần đầu
Sau khi nhiệm thu công trình, bể bơi chưa thể hoạt động ngay mà cần trải qua quá trình xử lý nước lần đầu. Quá trình này sẽ sử dụng một số hóa chất chuyên dụng để xử lý nước, khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn và cân bằng các chất. Từ đó, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Một số hóa chất thường dùng khi xử lý nước lần đầu như:
- Chlorine Nhật: 1.400.000 VNĐ/20kg.
- CuSO4: 1.600.000 VNĐ/20kg.
- PAC: 600.000 VNĐ/20kg.
- pH-: 720.000 VNĐ/15kg.
- pH+: 450.000 VNĐ/10kg.
Hình ảnh: Chi phí xử lý nước lần đầu
Chi phí vận hành bể bơi
Trong suốt quá trình vận hành bể bơi, chủ đầu tư cần duy trì bể bơi sạch sẽ và ổn định với một số hạng mục chi phí như sau:
- Dụng cụ vệ sinh: Một số dụng cụ và thiết bị vệ sinh cần trang bị để đảm bảo vệ sinh cho công trình bể bơi có mức giá thành khoảng 5.000.000 VNĐ/năm.
- Hóa chất xử lý nước: Hóa chất cần xử dụng liên tục để chất lượng nước hồ bơi luôn sạch sẽ, an toàn. Mức phí sử dụng hóa chất sẽ dao động từ 450.000 – 2.500.000.
- Chi phí điện, nước: Vận hành máy móc, thiết bị và sử dụng nước liên tục chắc chắn là điều không thể thiếu trong mọi công trình hồ bơi. Chi phí điện nước trong công trình có thể dao động từ 500.000 – 1.500.000 VNĐ.
- Chi phí bảo hành: Để đảm bảo bể bơi hoạt động hiệu quả và nâng cao tuổi thọ của thiết bị, bạn cần bảo hành hệ thống các thiết bị định kỳ.
Những mẫu hồ bơi trên mái SIÊU ĐẸP
Hafuco xin gửi tới quý bạn đọc những mầu hồ bơi thiết kế trên mái đẹp mắt, độc đáo để bạn đọc tham khảo và lên ý tưởng cho công trình của mình!
Hình ảnh: Một số mẫu hồ bơi trên mái đẹp nhất hiện nay
Hafuco vừa chia sẻ về mặt cắt hồ bơi trên mái và các mẫu hồ bơi siêu đẹp. Quý khách có nhu cầu thiết kế công trình hồ bơi sân thượng cho tòa nhà của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.