Thay nước bể bơi có cần thiết không? Khi nào cần thay nước hồ bơi
Bạn đang sở hữu một chiếc bể bơi và vẫn chưa hiểu rõ khi nào cần phải thay nước bể bơi? Vậy thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Hafuco sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi này.
Nội Dung Chính
Thay nước bể bơi có cần thiết không?
Nước bể bơi thông thường nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ chứa các vi trùng, vi khuẩn, các tạp chất hữu cơ,… Theo thời gian sẽ hình thành các loại rêu tảo, làm đục nước, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của người tham gia bơi lội. Tuy nhiên việc thay nước hồ bơi không phải đơn giản có thể thay hàng ngày, hàng tuần.
Việc thay nước bể bơi sẽ phụ thuộc vào sự bảo trì, vận hành và tần suất sử dụng. Nếu biết cách duy trì bạn sẽ không phải mất nhiều công sức và tiền bạc để thay nước thậm chí trong suốt cả mùa bơi. Việc chăm sóc, vận hành bể đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích như:
+ Vệ sinh đúng cách sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật trong nước đáng kể để ngăn chặn cho chúng không sinh trưởng trong hồ bơi.
+ Công nghệ lọc nước mới, hiện đại sẽ không còn phải tốn quá nhiều thời gian để vệ sinh và thay nước.
+ Sử dụng hóa chất khử trùng Clo là tác nhân tiêu diệt hoặc khử hoạt tính của các vi sinh vật trong bể bơi một cách hiệu quả. Chất khử trùng sẽ hoạt động hiệu quả ức chế vi khuẩn, tảo và các chất hữu cơ.
+ Ngoài Clo ra các hóa chất khác cũng được sử dụng để điều chỉnh độ pH, độ kiềm, độ cứng canxi… nước bể bơi luôn được cân bằng hóa học giúp duy trì luôn trong sạch và an toàn.
Khi nào cần phải thay nước bể bơi
Bạn nên thường xuyên kiểm tra nước để đảm bảo xử lý, thay nước kịp thời. Sau đây là một số hiện tượng bạn có thể dễ dàng quan sát để thay nước bể bơi:
Dấu hiệu nước bể nên thay mới
#1. Thay nước hồ bơi khi rêu tảo sinh trưởng mạnh
Nếu nước chỉ có màu xanh nhạt bạn có thể sử dụng phương pháp lọc và vệ sinh bể bơi thông thường. Tuy nhiên nếu nước đổi sang màu xanh lục đậm hoặc vàng nổi váng thì bạn nên thay nước.
#2. Thay nước khi nguồn nước bị nhiễm hóa chất lạ
Để đảm bảo chất lượng nguồn nước đạt tiêu chuẩn bạn nên hàng ngày kiểm tra nước bằng bộ dụng cụ test nước bể bơi. Những nhóm hóa chất cho phép được sử dụng trong bể bơi đó là:
+ Nhóm hóa chất khử trùng nước, diệt rong tảo.
+ Nhóm hóa chất trợ lắng cặn.
+ Nhóm hóa chất làm trong nước.
+ Nhóm hóa chất cân bằng độ pH.
Ngoài các nhóm hóa chất nằm ngoài các nhóm hóa chất này đều không cho phép sử dụng trong bể bơi. Nếu xuất hiện bất thường thì cần thay nước để đảm bảo an toàn.
#3. Thay nước khi thành và đáy bể bơi bám bụi bẩn, nhớt
Nếu hồ bơi xuất hiện những dấu hiệu bụi bẩn, nhớt thi đây là hiện tượng nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Khi việc vệ sinh thông thường khó khăn thì bạn nên tháo xả nước trong bể để thực hiện quá trình dọn dẹp.
Cách chăm sóc để không phải thay nước bể bơi thường xuyên
Để không phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc thì việc chăm sóc bể vô cùng quan trọng.
1. Vận hành bể bơi hàng ngày
+ Toàn bộ nước bể bơi phải đi qua bộ lọc ít nhất 1 lần/ ngày. Cần tính toán thời gian hợp lý để đảm bảo bơm và bộ lọc có thể lưu thông toàn bộ nước trong 1 chu kỳ.
+ Sử dụng hóa chất hàng ngày để đảm bảo lượng clo duy trì ở mức 1-3ppm.
+ Kiểm tra nồng độ pH của bằng bộ test nước hàng ngày.
>>>Xem những loại hóa chất cần thiết cho bể tại đây
2. Công việc cần thực hiện với tần suất 2-3 lần/ tuần
+ Kiểm tra các thiết bị bể bơi để đảm bảo xem nó có hoạt động bình thường hay có gặp vấn đề gì không.
+ Hút cặn và vớt rác bể bơi 2-3 lần/ tuần để loại bỏ lá, rệp và cặn bẩn.
Thường xuyên hút cặn để tránh việc thay nước
3. Vận hành bể bơi từ 7-10 ngày
Tiến hành sốc bể bơi giúp oxy hóa các chất gây ô nhiễm và ngăn chặn tảo phát triển. Ngoài ra, nó còn giúp loại bỏ một lượng nhỏ cloramine được hình thành từ sự ô nhiễm.
Thực hiện sốc khi mức clo dư dưới ngưỡng chuẩn, sau những cơn mưa lớn, nắng nóng kéo dài, quá nhiều người sử dụng.
4. Công việc hàng tháng
+ Sử dụng bộ test nước bể bơi để kiểm tra nồng độ pH, clo tự do, độ kiềm, axit cyanuric,độ cứng canxikim loại và phốt phát.
+ Điều chỉnh các chỉ tiêu bằng hóa chất dưới sự hướng dẫn của chuyên gia đảm bảo cân bằng hóa học nước.
+ Xử lý nước kịp thời nếu xuất hiện vết bẩn kim loại.
+ Làm sạch bộ lọc (rửa ngược) khi áp suất bình lọc tăng lên 7-10 psi.
5. Điều chỉnh nồng độ pH nước bể bơi
+ Độ pH của nước bể bơi: độ pH của nước bể bơi duy trì tốt nhất ở phạm vi 7,2- 7,8. Nếu nồng độ pH thấp có thể sử dụng hóa chất natri cacbonat hoặc xút. Ngược lại để hạ độ pH xuống thì sử dụng axit muriatic hoặc natri bisulfate.
+ Độ kiềm của nước: độ kiềm nên duy trì trong khoảng 80- 150ppm. Nâng độ kiềm bằng cách thêm sodium bicacbonnat, baking soda. Làm giảm độ kiềm bằng các sử dụng axit muriatic hoặc natri bisulfate sau 2 giờ kiểm tra lại và bổ sung thêm nếu chưa đạt tiêu chuẩn.
Sử dụng hóa chất giúp điều chỉnh nồng độ pH
+ Độ cứng canxi: độ cứng canxi lý tưởng dao động trong mức 250ppm. Để tăng độ cứng chúng ta sử dụng canxi clorua. Để giảm độ cứng có thể thực hiện bằng cách rút nước và pha loãng với nước mới.
+ Điều chỉnh nồng độ clo dư: luôn duy trì ở mức 1-3ppm. Nếu hàm lượng ở dưới mức 1ppm bổ sung thêm clo vào nước hoặc tăng bằng cách gây sốc hơi calcium hypochlorite.
Trên đây là toàn bộ thông tin do Hafuco cung cấp liên quan đến vấn đề thay nước bể bơi. Hy vọng qua bài viết này sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc trong việc duy trì, vận hành bể bơi một cách tốt nhất. Ngoài ra, Hafuco là đơn vị phân phối các dòng thiết bị hồ bơi cao cấp trên toàn quốc như:… cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm đầy đủ giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và chính sách tốt nhất thị trường hiện nay. Vui lòng liên hệ theo hotline: 0968 115 000 để nhận được tư vấn và báo giá mới nhất 2024 nhé!
>>Có thể bạn quan tâm: Quy trình chống thấm bể bơi [CHUYÊN NGHIỆP] từ Hafuco